Hằng năm những người con của biển cả thuộc quân chủng Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) đều cùng nhau hội họp để kỷ niệm đến vỊ Thành Tổ của quân chủng Đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuần. Nhưng vì dịch bệnh COVID-19 nên Hội Hải Quân Trùng Dương Dallas-Fort Worth (DFW) đã không thực hiện được, xin gởi lại bài viết 2 năm về trước....
HQ Nguyễn Xuân Dục
nxduc20@gmail.com
Sat, Oct 3 at 1:19 PM
Hôm nay chúng ta cùng nhau tưởng niệm Đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng dân tộc đã oanh liệt chiến thắng quân Nguyên hùng mạnh nhất của thời đó, đồng thời cũng là Thánh Tổ của Hải Quân VNCH.
Ngài đả mở ra một trang sử vẽ vang cho đất nước trong công cuộc chống xăm lăng bảo toàn lảnh thổ cũng như khẳng định chũ quyền quốc gia trước đây. Đặc biệt nhất là Ngài đã thực hiện Hội nghị Diên Hồng khóang đại, khơi động đúng mức tinh thần đoàn kết cao độ của toàn dân, biến lòng yêu nước thành sức mạnh vạn năng quyết chiến, quyết thắng.
Riêng bản thân, Ngài cũng đã chũ động hóa giãi mọi hiềm khích với Đại tướng Trần Quang Khải , tức Trần Khánh Dư, càng nâng cao niềm tin tất thắng của quân dân thời bấy gio`.
Sau đây, Chúng tôi xin sơ lượt về tiểu sử và công trạng của vị anh hùng dân tộc, đồng thời là THÁNH TỔ CỦA HẢI QUÂN VNCH: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Ngài là con trai An Sinh Vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thánh Tông là chú và công chuá Thụy Bá, chị vua Trần Thái Tông là cô và là mẹ đỡ đầu của Ông]
Nguyên quán người huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Bắc Việt Nam.
Thuo` nhỏ, Ông là người có “dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người”, và nhờ “được những người tài giỏi đến giảng dạy” mà ông sớm trở thành người “đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ” [3].
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Tháng 9, 1257, vua Trần Thái Tông xuống chiếu, lệnh tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới phía Bắc theo sự tiết chế của Trần Quốc Tuấn" [4].
Sau khi đánh lui được quân Nguyên Mông lần đầu 1258, tháng Mười năm 1283, để chuẩn bị kháng chiến lần hai 1285, Trần Hưng Đạo được vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh các lực lượng quân sự.
Tháng Tám năm sau , 1284, ông cho duyệt quân ở bến Đông Bộ Đầu (gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay), đọc bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng, rồi chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.
Đầu năm 1285, tức 27 năm sau, quân Nguyên Mông lại ào ạt tiến công vào phía bắc và vùng Thanh Hóa-Nghệ An. Để bảo toàn lực lượng và thực hiện kế "thanh dã" (vườn không nhà trống), Trần Hưng Đạo ra lệnh rút quân. Quân xâm lược vào Thăng Long rồi tiến xuống Thiên Trường (vùng Nam Định) đuổi theo vua Trần.
Vua Trần Thánh Tông lo ngại, hỏi ông xem có nên hàng không. Ông khảng khái trả lời "Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng" [5].
Tháng 5 năm 1285, ông vạch kế hoạch tổng phản công. Chỉ sau một tháng chiến đấu quyết liệt với các trận Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp,...quân dân nhà Trần đã đánh tan đội quân Nguyên Mông.
Cuối năm 1287, nhà Nguyên xâm lược lần thứ ba. Vua Trần Nhân Tông hỏi: "Năm nay đánh giặc thế nào?". Trần Hưng Đạo đáp: "Năm nay thế giặc nhàn".
Khi đoàn thuyền lương đối phương bị tiêu diệt ở Vân Đồn, chủ tướng là Hoàng tử Thoát Hoan phải rút lui, ông bố trí lực lượng mai phục ở cửa sông Bạch Đằng trực tiếp tổ chức chiến trường tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi vào tháng Tư năm Mậu Tý (1288). Thoát Hoan nghe tin đội quân thủy đã bị vỡ tan rồi, liền dẫn tàn quân tháo chạy về nước, dọc đường bị quân Việt đón đánh khiến "quân sĩ mười phần, tổn hại mất 5, 8 phần". Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để trốn chạy về nước.
Tháng Tư năm Kỷ Sửu (1289), luận công ba lần đánh đuổi quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo được phong tước Hưng Đạo đại vương. Sau đó, ông lui về ở Vạn Kiếp, là nơi ông được phong ấp (nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Nhân dân lúc bấy giờ kính trọng ông, lập đền thờ ông ở Vạn Kiếp. Hiện nay tại đền còn có bài văn bia của vua Trần Thánh Tông,
Tháng Sáu năm Canh Tý (1300), ông lâm bệnh, được vua Trần Anh Tông tới thăm và hỏi về kế sách chống ngăn “giặc phương Bắc”.
Ông trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau.
Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống.
Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, đã dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế.
Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy.
Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp.
Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự.
Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy".
Ông mất ngày 20 tháng Tám (âm lịch) năm ấy, thọ khoảng 70 tuổi.
Khi sắp mất, Trần Hưng Đạo dặn các con rằng: "Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau mục.
Nghe tin Trần Hưng Đạo mất, triều đình nhà Trần phong tặng ông là "Thái sư Thượng Phụ Thựơng Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương". Ông được nhân dân cả nước tôn vinh là "Đức Thánh Trần" và lập đền thờ ở nhiều nơi, song nổi tiếng hơn cả là Đền Kiếp Bạc ở xã Hưng Đạo , Chí Linh, Hải Dương. Đây là nơi ông lập căn cứ, tích trữ lương thực, huấn luyện quân sĩ trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
Những tác phẫm của Trần Hưng Đạo hiện còn:
Dụ chư tỳ tướng hịch văn (Bài văn hịch hiểu dụ các tỳ tướng, quen gọi là Hịch tướng sĩ).
Binh gia diệu lý yếu lược (Tóm lược chỗ cốt yếu trong nguyên lý kỳ diệu của nhà binh, còn gọi là Binh thư yếu lược)
Vạn Kiếp tông bí truyền thư (Sách bí truyền của tông phái Vạn Kiếp) nhưng văn bản đã thất lạc, chỉ còn lại bài Tựa của tướng Trần Khánh Dư đề ở đầu sách, được Đại Việt sử ký toàn thư (quyển VI) ghi lại.
Kính thưa qúi vị,
Trước công đức vĩ liệt của bậc tiền nhân đả kiên dũng vì nước, vì dân với những chiến công hiển hách để lại cho ngàn sau niềm tự hào dân tộc, chúng ta không khỏi ưu tư, quan hoài đến hiện tình đất nước đang từng bước từng bước lâm nguy trước ý đồ thôn tính của kẻ thù truyền kiếp phương Bắc với sự tiếp tay đắc lực của đám nô bộc tận tụy cúc cung, chính quyền Cộng Sản Hà Nội hiện tại nhu` Thái thú ngày xu`a.
Ngoài biên cương, quân Tàu ngang nhiên lấn đất dành biển, xử dụng nhiều phương cách để lủng đoạn chính trị, kinh tế để trục lợi, vơ vét tài nguyên khoáng sản , biến Việt Nam thành nơi tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng, độc hại . Dành quyền khai thác hải và khoáng sản cùng đất đai thành những công trường để tuôn đổ công nhân Trung Quôc khắp nơi.
Họ đã khôn khéo khai dụng tình đồng chí anh em, xảo quyệt khống chế được đảng Cộng Sản VN làm tay sai tận tụy phụng sự cho ý đồ bành trướng bá quyền Đại Hán, mưu toan thôn tính Việt Nam bằng chính sách đồng hóa tinh vi, diệt chủng thâm độc như ở Tân Cương , Mông Cổ , Tây Tạng…
Trong nước, nhà cầm quyền Hà Nội triền miên áp dụng chế độ độc tài , chuyên chính, thẳng tay đàn áp các Tôn giáo cũng như mọi thành phần đấu tranh ôn hòa được quy là đối lập phản động, hà khắc bóc lột dân chúng, trắng trợn tham nhũng, luôn đặt quyền lợi của đảng, của chế độ lên trên quyền lợi của đất nước, dân tộc. Trái lại họ can tâm thần phục, hèn yếu trước mọi thái độ hành xữ ngang ngược hống hách trước mọi mánh khóe chèn ép của quan thầy Trung Cộng.Tệ hại hơn nửa là muối mặt đàn áp các cuộc biều tình yêu nước chống Trung Cộng xâm lăng.
Sự thật qúa phũ phàng là đất nước VN đang rơi vào một hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm giữa thù trong độc tài bán nước và giặc ngoài thâm độc xâm lăng.
Làm sao chống xâm lăng khi tên đầy tớ trung thành của địch đang nắm đầu cởi cỗ toàn dân tộc Việt Nam.
Ngược lại, chúng ta sẽ thắng được nếu có sự đại đoàn kết, thống nhất tư tưởng của toàn dân trong môt Việt Nam đã thay đổi canh tân chính trị và dân chủ hóa.
Như vậy, đứng trước hai kẻ thù đều nguy hiểm, dân tộc Việt Nam chỉ có một quyết định duy nhất khả thi là :
Lật đỗ nội thù độc tài, bán nước trước để xây dựng thể chế dân chủ
Từ đó mới tập trung được sức mạnh của toàn dân để chống ngoại xâm, đó là kẻ thù truyền kiếp phương Bắc , là tối hậu địch nhân của dân tộc Việt Nam.
Cả hai việc đều qúa khó khăn, đòi hỏi một sức chịu đưng bền bỉ với nhiều thử thách, đòi hỏi nhiều hy sinh xương máu, nhưng có thể hy vọng thành công.
Chúng ta cũng đã thấy rỏ làn gió cách mạng dân chủ đã mang mùa xuân đến cho các nước Đông Âu, Bắc Phi, Ai Cập... . Gần đây nhất là Miến Điện cũng đã thành công với sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc và đang cải tổ theo hướng dân chủ.
Nếu Việt Nam biết nương theo sức gió cách mạng dân chủ này mà đoàn kết quyết tâm đứng lên lật đổ NỘI THÙ ĐỘC TÀI BÁN NƯỚC hẳn có nhiều hy vọng thành công. Thế giới sẽ không bỏ rơi chúng ta khi chính quyền Hà Nội dùng bạo lực.
Với tinh thần đoàn kết chặc chẻ của toàn dân, việc xây dựng nền dân chủ dân tộc chắc không gặp nhiều khó khăn trở ngại.
Sau đó với thể chế dân chủ tự do, nước Việt nam mới có thể tập trung mọi nổ lực , lấy quốc nội làm tiền tuyến, lấy quốc ngoại làm hậu phương, đồng tâm nhất quyết chống ngoại xâm ngạo mạn thâm hiểm.
Với truyền thống bất khuất anh dũng, kiên quyết quật cường và đoàn kết khi đất nước lâm nguy, dân tộc Việt Nam đâu có ngán sợ gì Đại Hán hống hách ngang tàn.
Kể từ Hai bà Trưng , đến Ngô Quyền rồi xuyên qua các triều đại Lê, Lý, Trần,Lê đến vua Quang Trung Nguyễn Huệ… lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam là một sức mạnh thần thánh, cả thảy đã gần 10 lần chiến thắng kẻ đại thù xâm lăng truyền kiếp Bắc phương : Trung Quốc.
Ngày nay, thế hệ chúng ta đang sống trong trào lưu toàn cầu hóa, nếu Trung Cộng thật sự xua quân xâm lược, cuộc chiến gay go hung hiển có xảy ra, thế giới cũng có phương cách can thiệp, không bỏ rơi để chúng ta bị diệt vong đơn độc.
Đây là một khúc quanh lịch sử cho đất nước, nếu dân tộc Việt Nam có đủ quyết tâm quật cường tự cưú, để quang phục quê hương theo kịp trào lưu, chúng ta có nhiều hy vọng thành công.
Tiếng sóng Hoàng Sa anh dũng đã nối tiếp tiếng sóng Bạch Đằng uy linh thuở trước thì hy vọng lắm thay, sẽ có một đại hội nối tiếp hội nghị Diên Hồng lịch sữ, để lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam một lần nửa nở hoa, mở thêm một mùa xuân huy hoàng cho đất nước.
Trong niềm hy vọng đó, Chúng ta hảy thành tâm:
Nguyện cầu Hồn thiêng sông núi và Hưng Đạo Đại Vương Thánh Tổ Hải Quân VNCH hảy giúp cho dân Việt Nam thêm can đảm, nhất là thế hệ trẽ thêm dũng cảm dấn thân quang phục quê hương.
Nguyện cầu Hồn thiêng sông núi và Hưng Đạo Đại Vương Thánh Tổ Hải Quân, hảy nổi gió mưa, lửa, sóng... tẩy sạch bọn vô thần, vô Tổ Quốc trên mảnh giang san gấm vóc Việt Nam .
Nguyện cầu Hồn thiêng sông núi và Hưng Đạo Đại Vương Thánh Tổ Hải Quân, linh thiên hảy giúp cho dân Lạc Hồng được hiên ngang đứng giửa trời Đông .
HQ Nguyễn Xuân Dục
nxduc20@gmail.com